Danh sách tin

Bản trình bày của đoàn Chủ tịch về ý kiến thảo luận của các đại biểu đối với các văn kiện Đại hội X của Đảng

Từ chiều 18 đến hết ngày 20 – 4 –2006, Đại hội thảo luận phần văn kiện. Đã có 1.553 lượt ý kiến phát biểu ở đoàn và 29 ý kiến ở hội trường. Không khí thảo luận rất sôi nổi, liên tục có tranh luận. Nội dung các ý kiến rất phong phú, thẳng thắn, tâm huyết.

Niên biểu toàn khóa Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng

Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đại hội của trí tuệ, đổi mới, đoàn kết và phát triển bền vững. Đại hội diễn ra trong thời điểm lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sự nghiệp đổi mới trên đất nước ta đã trải qua 20 năm. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vừa kết thúc 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, cũng là 5 năm đầu tiên của thế kỷ XXI.

Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về các văn kiện tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng

Đại hội IX có nhiệm vụ kiểm điểm và đánh giá những thành tựu và khuyết điểm thời gian qua, đề ra những quyết sách cho thời kỳ tới. Chủ đề của Đại hội là: phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp vào thời điểm có ý nghĩa trọng đại. Thế kỷ XX đã kết thúc. Thế kỷ XXI vừa bắt đầu. Toàn Đảng, toàn dân ta đã trải qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, 10 năm thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000 và 15 năm đổi mới.

Niên biểu toàn khóa Đại hội đảng lần thứ IX

Đại hội IX của Đảng có ý nghĩa trọng đại mở đường cho đất nước ta nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức tiến vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới, thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về các văn kiện trình Đại hội VIII của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu cột mốc mới trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, tổng kết 10 năm đổi mới; đề ra mục tiêu, phương hướng, giải pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2000 và 2020; bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng.

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng

Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào thời điểm lịch sử có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Công cuộc đổi mới toàn diện mở đầu từ Đại hội VI đã trải qua gần 10 năm. Từ đó đến nay, nước ta đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Đại hội VIII có nhiệm vụ kiểm điểm kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, tổng kết 10 năm đổi mới, đề ra những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của toàn Đảng và toàn dân ta trong thời kỳ mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà nhiệm vụ trung tâm là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.

Niên biểu toàn khoá Đại hội Đảng lần thứ VIII

Thời gian: từ 28-6 đến 1-7-1996. Địa điểm: Thủ đô Hà Nội. Số lượng Đảng viên trong cả nước: 2.130.000. Số lượng tham dự Đại hội: 1198 đại biểu. Tổng Bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Đỗ Mười. Ban Chấp hành Trung ương: 170 uỷ viên. Bộ Chính trị: 19 uỷ viên.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng

Đại hội VII của Đảng có nhiệm vụ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, đánh giá những việc làm được, những việc có thể làm nhưng chưa làm được, những vấn đề mới nảy sinh, chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và kinh nghiệm trên các lĩnh vực chủ yếu. Trên cơ sở đó, hoàn chỉnh, bổ sung và phát triển các chủ trương đổi mới của Đại hội VI, đề ra các phương hướng, nhiệm vụ lớn cho 5 năm 1991-1995.

Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng không ngừng được tôi luyện, trưởng thành và đã xây dựng nên nhiều truyền thống quý báu, thể hiện bản chất tốt đẹp của Đảng ta. Đó là bản lĩnh chính trị vững vàng, tính kiên định cách mạng, tinh thần độc lập sáng tạo; nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; gắn bó với nhân dân; giữ gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế. Tuy có những lúc Đảng phạm sai lầm, khuyết điểm nhưng do biết công khai tự phê bình và quyết tâm sửa chữa, nên Đảng vẫn được nhân dân tin cậy và thừa nhận là đội tiên phong chính trị, người lãnh đạo chân chính duy nhất của dân tộc.

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng

Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là thực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

Niên biểu toàn khoá Đại hội Đảng lần thứ VII

Thời gian: từ 24 đến 27-6-1991 Địa điểm: Thủ đô Hà Nội Số lượng đảng viên trong cả nước: 2.155.022 Số lượng tham dự Đại hội: 1.176 đại biểu Tổng bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Đỗ Mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 146 uỷ viên Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 13 uỷ viên Nhiệm vụ chính: Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đưa đất nước đi theo con đường đổi mới

Phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển KT - XH trong 5 năm 1986 - 1990

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đánh giá những thành tựu đạt được trong 5 năm qua, kiểm điểm những mặt yếu kém, phân tích những sai lầm, khuyết điểm, đề ra mục tiêu và nhiệm vụ kinh tế, xã hội cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Báo cáo này trình bày những phương hướng và mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, xã hội trong 5 năm 1986-1990, để chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch 5 năm 1986-1990.

Tin báo chí